Kết quả kiểm tra lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, đinh hướng đến năm 2030

Nghị quyết số 19-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đề ra 27 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 03 chỉ tiêu trùng Nghị quyết Đại hội (giảm 50% xã, thôn đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3%/năm). Ước thực hiện đến ngày 30/6/2023, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt, 11 chỉ tiêu không đạt và 04 chỉ tiêu chưa đánh giá. Qua đó, kết cấu hạ tầng được tiếp tục quan tâm đầu tư đồng bộ, thông suốt; giáo dục miền núi không ngừng phát triển, hệ thống trường học các cấp phủ khắp các thôn, xã; đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa; hệ thống y tế cơ bản đáp ứng, các huyện miền núi có bệnh viện đa khoa khu vực, 100% thôn, xã có trạm y tế, bác sỹ, nhân viên y tế. Các chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm y tế được quan tâm triển khai thực hiện; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hình thành và phát huy. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, thu nhập tăng lên. Tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững, ổn định. Thu nhập bình quân của người đồng bào dân tộc thiểu số đạt 32,4 triệu đồng/người, tăng 3,19 triệu đồng so với năm 2020, đạt 55,5% so với mục tiêu đến 2025; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 17,73%, giảm 4,73% so năm 2021, bình quân giảm 3-4%/năm.

Đối với nguồn vốn phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã bố trí trong 2 năm (2022-2023) là 612.183,48 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 310.018 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 302.165,48 triệu đồng), thực hiện 10 Dự án thành phần của Chương trình.

Qua 02 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU đã có bước chuyển biến rõ nét. Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng khá; sản xuất ngày càng phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, nhân dân từng bước áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; xuất hiện nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả; ngành công nghiệp-xây dựng tăng trưởng cao, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội luôn được quan tâm đầu tư, từng bước được cải thiện nhưng chưa thật đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, giáo dục, y tế. Sự nghiệp giáo dục, y tế được chú trọng đầu tư phát triển; chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên, quan tâm đưa chữ viết Raglai vào chương trình học…

 (Đính kèm Báo cáo số 258-BC/ĐKT)

                                  

                                                                                           Lê Thị Mỹ Dân


Tin mới