Kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV!
Qua 03
năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách
thức nhưng đến nay có mặt chuyển biến rõ nét: Kinh tế vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi tiếp tục đà tăng trưởng khá; sản xuất ngày càng phát
triển; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng và từng bước áp dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật
nuôi; xuất hiện nhiều mô hình giảm nghèo có hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kinh
tế-xã hội được quan tâm đầu tư, từng bước được cải thiện thông qua chương trình
nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển hạ
tầng của tỉnh… Sự nghiệp giáo dục, y tế được chú trọng đầu tư phát triển; chất
lượng giáo dục được nâng lên; chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi có nhiều tiến bộ; đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm
thực hiện.
Theo đó,
kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu: 14 chỉ tiêu đạt và vượt, 09
chỉ tiêu chưa đạt và 04 chỉ tiêu chưa đánh giá, cụ thể như sau:
Về kinh
tế: Thành lập mới 15 HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp tại xã có đông
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (Nghị quyết đến năm 2025 số huyện thành lập
mới ít nhất 1 đơn vị hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp tại xã
có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống); giảm 6,67% xã, 0% thôn đặc biệt
khó khăn (Nghị quyết đến năm 2025 giảm 50%); thu nhập bình quân đầu người tăng
1,1 lần so với năm 2020 (Nghị quyết đến năm 2025 tăng 2 lần); Giảm tỷ lệ hộ
nghèo bình quân trên 4,69%/năm (Nghị quyết đến năm 2025 trên 3%/năm).
Về xã
hội: (1) Hạ tầng thiết yếu. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải
nhựa hoặc bê tông (Nghị quyết đến năm 2025 có 100% xã); 100% thôn có đường ô tô
đến trung tâm được cứng hóa (Nghị quyết đến năm 2025 có 70% thôn); 96,8% số
trường, lớp học và 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố (Nghị quyết đến năm
2025 có 100% trường lớp học, trạm y tế); (2) Y tế, giáo dục, tiếp cận truyền
thông. Củng cố, phát triển mạng lưới y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; 69,57% đồng bào dân tộc thiểu
số tham gia bảo hiểm y tế (Nghị quyết đến năm 2025 có 98%); trên 93,5% phụ nữ
có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của
cán bộ y tế (Nghị quyết đến năm 2025 trên 80%); giảm tỷ lệ trẻ em suy sinh
dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 16% (Nghị quyết đến năm 2025 dưới 15%); tỷ lệ học
sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98,7% (Nghị quyết đến năm 2025 trên
98%), học sinh trong độ tuổi học tiểu học dến trường đạt 97,8% (Nghị quyết đến năm
2025 trê 97%), học sinh trung học cơ sở đến trường 93,4% (Nghị quyết đến năm
2025 trên 95%), học sinh trung học phổ thông đến trường 59,9% (Nghị quyết đến
năm 2025 trên 60%); người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ
thông 90,81% (Nghị quyết đến năm 2025 đạt 90%); 97% đồng bào dân tộc thiểu số
được xem truyền hình và nghe đài phát thanh (Nghị quyết đến năm 2025 đạt 100%);
(3) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Có 70,05% lao động trong độ tuổi được
đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số (Nghị
quyết đến năm 2025 có 50% lao động); giải quyết việc làm trên 18.532 người
(Nghị quyết đến năm 2025 trên 18.000 người)…
Về môi
trường. Số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù
hợp đạt 99,8% (Nghị quyết đến năm 2025 đạt 99%); tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu
số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,74% (Nghị quyết đến năm 2025
đạt 98%); tỷ lệ che phủ rừng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt
51,29% (Nghị quyết đến năm 2025 đạt 77%).
Trong
thời gian đến, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển kinh tế-xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm
2030. Khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế của vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi. Huy động các nguồn lực để tập trung thực hiện các chương
trình dự án; đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ,
nâng cao chất lượng sống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(Đính kèm Báo cáo số 521-BC/TU
ngày 15/11/2024 của Tỉnh ủy)
Lê Thị
Mỹ Dân