Mô hình nuôi cấy
tảo Spirulina của chị Lương Thị Mai Hương, sinh năm 1978, tại thôn Tân Sơn 2,
xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã trở thành một
giải pháp đột phá trong nỗ lực bảo vệ môi trường và cung cấp nguồn dinh dưỡng
cho xã hội. Với mục tiêu cung cấp thực phẩm giàu dưỡng chất, mô hình này không
chỉ giúp giải quyết áp lực về an ninh lương thực mà còn góp phần vào việc chống
lại biến đổi khí hậu.
Tảo Spirulina, một
loại vi tảo có kích thước siêu nhỏ, sống trong môi trường giàu khoáng chất và
có tính kiềm cao. Loại tảo này nổi bật nhờ khả năng tự tổng hợp dưỡng chất
thông qua quang hợp, đồng thời thải ra một lượng lớn khí oxy, góp phần giảm
hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, với hàm lượng dinh dưỡng cao và đầy đủ các loại
vitamin, khoáng chất, tảo Spirulina được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận
là siêu thực phẩm của thế kỷ 21.
Mô hình của chị
Hương không chỉ đảm bảo cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn giúp giảm
đáng kể lượng khí nhà kính, tiết kiệm nước và đất đai so với các hình thức chăn
nuôi truyền thống như chăn nuôi gia súc. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của
việc phát triển thương mại hóa tảo Spirulina trong bối cảnh dân số ngày càng
tăng và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
Quy trình nuôi cấy
tảo của chị Hương áp dụng công nghệ tiên tiến với hệ thống bể nuôi khép kín,
đảm bảo chất lượng và an toàn. Giống tảo được chọn lọc từ Viện Nông nghiệp Việt
Nam, nước nuôi tảo được xử lý sạch bằng các thiết bị hiện đại, đảm bảo môi
trường tốt nhất cho tảo phát triển. Các bước trong quy trình từ chuẩn bị giống,
nuôi tảo nhân giống, thu hoạch, đến bảo quản đều được kiểm soát chặt chẽ nhằm
đảm bảo sản phẩm cuối cùng giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Mô hình này không
chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn là giải pháp bền vững cho tương
lai. Với những giá trị vượt trội mà tảo Spirulina mang lại, chị Hương đã mở ra
một hướng đi mới đầy tiềm năng cho ngành nông nghiệp Ninh Thuận.
Mai Hương
Hội
LHPN xã Thành Hải