Trong thời gian qua, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã
tranh thủ các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, đặc biệt hỗ trợ sinh kế giúp
người dân thoát nghèo bền vững. Xung quanh vấn đề này PV Báo TN&MT đã trao
đổi với ông Phạm Trọng Hùng – Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
PV: Thưa
ông! Xin ông cho biết kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện trong năm 2023 vừa
qua!
Ông
Phạm Trọng Hùng: Tổng số hộ nghèo toàn huyện năm 2022 là
2.130 hộ, chiếm tỷ
lệ 18,58%. Qua kết quả điều tra số hộ thoát nghèo năm 2023 là 635 hộ, tỷ lệ giảm
5,25%, đạt 131,25% chỉ tiêu tỉnh giao (4%), đạt 116,6% chỉ tiêu huyện giao
(4,5%).
Đạt được kết quả nêu trên trước hết là sự quan tâm,
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển
khai thực hiện của chính quyền địa phương. Các chế độ, chính sách cho người
nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và công tác an sinh
xã hội được triển khai thực
hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng nhất là nhà ở, đào tạo
nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện; đặc biệt các dự án, tiểu dự án của
Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện đầy đủ; các nguồn lực
của nhà nước được đầu tư cho công tác giảm nghèo nhất là cơ sở hạ tầng, đường
giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân. Công tác triển khai thực hiện
các chương
trình, dự án và các chính sách hỗ trợ cho công tác giảm nghèo từ các năm trước
đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn; qua đó đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 18,58% xuống còn 13,33% đạt và vược chỉ tiên đề
ra.
PV: Để
hoàn thành mục tiêu trong năm 2024, huyện đã có kế hoạch cụ thể như thế nào? Đặc
biệt tạo sinh kế bền vững cho người dân?
Ông
Phạm Trọng Hùng: Để thực hiện hoàn thành mục tiêu trong
năn 2024, ngay từ đầu năm UBND huyện đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển
khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đặc biệt đã phân bổ kinh phí
để triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng cho các
tổ nhóm
cộng đồng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong năm 2024, tổng kinh phí bố trí để thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là 7.778 triệu đồng, trong đó bố trí
thực hiện Dự án 2 - Đa dạng sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo là 3.098 triệu,
Tiểu dự án 1- Hỗ trợ Phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
là 1.255 triệu.
Ngoài nguồn vốn Chương trình MTQGGN bền vững, huyện
đã lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi, Chuơng trình Nông thôn mới để hỗ trợ trong công tác giảm nghèo
của huyện. Đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ nhà cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, gần với giải quyết việc làm cho lao động, nhất là đào tạo nghề may công nghiệp nhằm cung ứng
lao động cho khu công nghiệp Du Long. Trong năm 2024, kế hoạch của huyện đề ra
là đào tạo 300 lao động và giải quyết việc làm mới 1.000 lao động.
PV: Thưa
ông! Trong quá trình triển khai huyện đã gặp khó khăn ra sao? Huyện khắc phục khó
khăn đó như thế nào để hoàn kế hoạch đã đề ra?
Ông
Phạm Trọng Hùng: Trong quá trình triển khai thực hiện vẫn
còn một số khó khăn đó là: Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình đồi
núi, đất dốc, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai,
hạn hán; kinh tế - xã hội của khu vực miền núi có xuất phát điểm thấp, mặt bằng
dân trí nói chung còn hạn chế; hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa đảm bảo;
trình độ sản xuất của đồng bào vẫn còn dựa vào phương thức canh tác giản đơn,
chủ yếu là quản canh, tự cấp, tự túc, dựa vào thiên nhiên; ít có cơ hội tiếp cận
phi nông nghiệp.
Nguồn lực đầu tư trong nhân dân và công tác xã hội
hóa để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, nhất là hỗ trợ các dự án, tiểu dự án phát triển sản xuất
cộng đồng đa dạng hóa sinh kế còn hạn chế; nguồn lực chưa đáp ứng nhu cầu của
nhân dân, chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ là chính. Bên cạnh
đó, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng đa dạng hoá sinh kế chủ yếu là chăn
nuôi, các mô hình sản xuất chưa được đa dạng.
Ý thức tự vươn lên trong cuộc sống của một bộ phận hộ
nghèo chưa cao, không muốn thoát nghèo để hưởng chế độ, chính sách giảm nghèo vẫn
còn. Lao động tham gia đào tạo nghề để nâng cao kỹ năng làm việc trong các doanh
nghiệp còn hạn chế.
Để khắc phục khó khăn đó; các giải pháp then chốt hiện
nay là đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong dân, nhất là hộ nghèo, cận
nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số; nhằm nâng cao nhận thức, ý thức phát huy
nội lực trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vay vốn phát triển sản
xuất, đào tạo nghề cho lao động, gắn với việc làm tăng thu nhập cho hộ dân;
tuyên truyền, vận động lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả 03 Chương
trình mục tiêu quốc gia, nhất là thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án hỗ
trợ trực tiếp cho nhân dân; đồng thời tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các
chính sách, chế độ cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn của huyện.
PV:
Xin cảm ơn ông
Đỗ
Vương
Báo
Tài nguyên và Môi trường