Huyện Ninh Sơn: Triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc

Huyện Ninh Sơn 1 thị trấn và 7 xã với 61 thôn, khu phố; có xã Ma Nới thuộc khu vực III, 04 xã thuộc khu vực I; 12 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn.   Tổng dân số toàn huyện là 24.612 hộ/94.614 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 5.550 hộ/22.451 khẩu chiếm tỷ lệ 22,55%  gồm: Dân tộc Raglai ;  Cơ-ho;  Chăm;  Hoa ; Nùng  và Dân tộc thiểu số khác.  

Trong nhiệm kỳ 2019-2024 cấp ủy chính quyền huyện đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo chính quyền Mặt trận Tổ quốc các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc thuộc các chương trình dự án như:  Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135. Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.  Chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo. Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”..v.v… 

 Qua các dự án trên,  đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở các vùng dân tộc thiểu số trên đại bàn huyện.  Nhiều công trình kết cấu hạ tầng như: Thủy lợi, điện, đường, trường, trạm, các thiết chế văn hóa, chợ nông thôn và xây dựng nhà ở dân cư,… được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, với tổng vốn đầu tư trên 585 tỷ đồng, đã góp phần hoàn thành nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới,  

Cụ thể: Từ năm 2019 đến 2024, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện phối với các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện giải ngân cho 4.526 lượt hộ DTTS vay số tiền là 160.472 triệu đồng. đã góp phần giúp cho 3.351 hộ vay vốn để đầu tư sản xuất, tạo việc làm; cho vay đầu tư xây dựng hơn 969 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng 197 căn nhà theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo,.. góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện.  

Thực hiện hỗ trợ 250 giống vật nuôi (bò cái sinh sản) cho 143 hộ nghèo với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng. Triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 30 hộ nghèo DTTS với mức hỗ trợ bình quân là 05 triệu đồng/hộ, tạo điều kiện cho bà con tăng gia phát triển sản xuất, từ đó mang lại thu nhập ổn định, cuộc sống.

Các chính sách hỗ trợ về giáo dục được tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ. Thực hiện miễn, giảm học phí đối với học sinh nghèo ở các cấp, bậc học theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ...  

Vấn đề về nhận thức tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày được nâng lên, ý thức chấp hành pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, từ  năm 2019 đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống, riêng về tình trạng tảo hôn đến nay giảm dần qua từng năm.

  

Từ 2019-2024, huyện đã thăm hỏi chúc tết 132 lượt người, với kinh phí là 66 triệu đồng; kịp thời tổ chức thăm hỏi, tặng quà, động viên kịp thời khi người có uy tín bị ốm đau với 110 lượt người, kinh phí hỗ trợ trên 57 triệu đồng.  Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bên cạnh đó công tác huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội luôn được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.  Tính đến nay toàn huyện có 06/07 xã đạt chuẩn xã NTM (còn xã Ma Nới chưa đạt chuẩn), đạt tỷ lệ 85,7%; có 02/07 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, đạt tỷ lệ 28%; 24/53 thôn đạt chuẩn thôn NTM, đạt tỷ lệ 45,3%,  

 Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số được huyện quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ hộ nghèo chung trên toàn huyện chỉ còn 4,32% đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (dưới 6%).  Mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số dần được tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2019-2023 bình quân mỗi năm giảm 4,5% (vượt chỉ tiêu Kế hoạch 3%/năm).

Giai đoạn 2019-2023, đã cấp 56.756 thẻ BHYT đối với người đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;  

Hệ thống các thiết chế thông tin, văn hóa - thể thao cho các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm xây dựng và nâng cấp hoàn thiện, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đã được các cấp các ngành của huyện quan tâm triển khai thực hiện.  Nhiều giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc được khôi phục, các lễ hội, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng được bảo lưu, gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc như: Lễ hội Ramuwan, Lễ Bỏ mã, Lễ cúng ăn mừng lúa mới….; phục hồi, nâng cao chất lượng các sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào dân tộc nhằm khôi phục các nghề truyền thống.  

Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh được chú trọng. Hiệu lực quản lý Nhà nước về quốc phòng- an ninh được tăng cường, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng- an ninh, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tình hình an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được giữ vững và ổn định, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự, qua đó đã góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trong thời gian đến, với niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, đồng bào các DTTS huyện Ninh Sơn sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ra sức lao động, sáng tạo, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, làm giàu chính đáng; giữ vững an ninh - quốc phòng, xây dựng quê hương Ninh Sơn ngày càng giàu đẹp, góp phần cùng với Nhân dân tỉnh nhà thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

                                                                                    Phạm Hữu Tín


Đài TT huyện Ninh Sơn


Tin mới