Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 25
  • Trong tuần: 491
  • Tất cả: 137385
Đăng nhập
“Cẩm nang đặc biệt” giúp “con thuyền” giáo dục cập bến thành công

Tôi đã đọc rất kỹ trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trên báo chí. Trong nhiều ý kiến tâm huyết của tân Bộ trưởng, tôi tâm đắc 2 điều.

Điều thứ nhất: Khai thác mọi nguồn lực từ nhân dân để phát triển giáo dục. Sự nghiệp giáo dục là của toàn dân. Sức mạnh của giáo dục nằm ở nhân dân và do nhân dân quyết định.

Quan điểm “Phát huy mọi nguồn lực để đất nước có nền giáo dục xứng tầm” của Bộ trưởng chắc chắn sẽ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

 Việc coi trọng khai thác trí tuệ và tâm huyết của các tầng lớp nhân dân từ những bậc cao minh đến người dân bình thường sẽ giúp Bộ trưởng luôn có trong tay “cẩm nang đặc biệt” để điều hành hiệu quả các hoạt động của Ngành.
Truyền thống hiếu học của dân tộc đã ăn sâu trong tâm trí của nhiều thế hệ người Việt Nam. Chính vì thế, ai cũng biết về giáo dục và ai cũng lo cho giáo dục. “Dân thương dân mới luận, dân quí dân sẽ bàn”. Khi càng có nhiều ý kiến góp ý của người dân là tín hiệu đáng mừng cho Ngành.

Việc coi trọng khai thác trí tuệ và tâm huyết của các tầng lớp nhân dân từ những bậc cao minh đến người dân bình thường sẽ giúp Bộ trưởng luôn có trong tay “cẩm nang đặc biệt” để điều hành hiệu quả các hoạt động của Ngành.

Điều thứ hai, Bộ trưởng khẳng định con người là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục.

Lời phát biểu của Bộ trưởng làm tôi nhớ đến Bài ca vỡ đất của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Vào những giai đoạn khó khăn của đất nước do chiến tranh, trong điều kiện thiếu thốn trăm bề về phương tiện, nhưng giáo dục nước nhà vẫn luôn tiến lên phía trước, vẫn đào tạo nhiều thế hệ học sinh và sinh viên ưu tú để trở thành những công dân có ích cho Tổ quốc.

Thành quả đó không phải do yếu tố nào khác ngoài con người quyết định. Đó chính là các thế hệ thầy cô giáo có năng lực và giàu tâm huyết trực tiếp tạo ra.

Ngày nay cũng vậy, muốn đổi mới giáo dục thành công thì phải tìm bằng được những con người có năng lực và tâm huyết. Đó là những người thầy giỏi. Có thầy giỏi ắt sẽ có trò giỏi, có trường tốt, giáo dục sẽ thành công.

Là một cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở, tôi tha thiết mong và tin tưởng:

Bộ trưởng sẽ luôn trân trọng người hiền tài, có cơ chế đặc biệt để thu hút người tài giỏi tham gia phát triển giáo dục nước nhà.

Đầu tư đặc biệt các cơ sở đào tạo giáo viên. Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng người thầy (cán bộ quản lý và giáo viên). Cán bộ quản lý là người tính, giáo viên là người làm. Cả “người tính” và “người làm” cần được đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên môn hóa ở mức cao.

Trong quá trình đổi mới giáo dục, thực hiện những bước đi vững chắc và thận trọng. Trước những vấn đề mới và nhạy cảm, cần lắng nghe ý kiến từ cơ sở và sự phản biện của xã hội.

Tiếp tục kế thừa những ưu điểm của quá khứ. Vận dụng linh hoạt các nền giáo dục phát triển trên thế giới nhưng phải phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam.

Thầy Nguyễn Văn Định - Hiệu trưởng Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp)

Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại