BÁC ÁI - Ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều khó khăn

Huyện miền núi Bác Ái có 9/9 xã đặc biệt khó khăn, thuộc diện hưởng chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Với trên 95% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số; trình độ dân trí còn hạn chế; kết cấu hạ tầng cơ sở còn khó khăn và thiếu đồng bộ; trình độ kỹ thuật trong sản xuất-kinh doanh còn ảnh hưởng thói quen tập quán sản xuất thủ công tự cung tự cấp. Theo đó, việc ứng dụng Khoa học công nghệ vào cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn.


Huyện miền núi Bác Ái có 9/9 xã đặc biệt khó khăn, thuộc diện hưởng chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Với trên 95% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số; trình độ dân trí còn hạn chế; kết cấu hạ tầng cơ sở còn khó khăn và thiếu đồng bộ; trình độ kỹ thuật trong sản xuất-kinh doanh còn ảnh hưởng thói quen tập quán sản xuất thủ công tự cung tự cấp. Theo đó, việc ứng dụng Khoa học công nghệ vào cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn.

Từ khi tái lập huyện cho đến nay với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành địa phương trong tỉnh, cơ sở hạ tầng bộ mặt nông thôn, đời sống của nhân dân đã có nhiều đổi thay. Kinh tế hàng năm tăng trưởng đạt trung bình 13%, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 7%. Đạt được những thành tựu cơ bản trên ngoài sự đầu tư của Nhà nước, sự chỉ đạo có hiệu quả của lãnh đạo tỉnh, huyện, tinh thần chịu khó vươn lên của cán bộ và nhân dân toàn huyện. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của sự chuyển giao khoa học-công nghệ, các mô hình thí điểm trình diễn cây trồng, vật nuôi, phương pháp canh tác mới vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học-công nghệ vào đời sống nói chung, sản xuất nói riêng còn nhiều hạn chế. Các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, các cơ quan đơn vị xã, huyện chỉ mới áp dụng thành tựu khoa học vào công tác văn phòng và một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi trọng điểm.

Khoa học công nghệ vẫn chưa thể hiện rõ nét vai trò là động lực thực sự cho phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Năng suất và hiệu quả kinh tế của hoạt động Khoa học-công nghệ đem lại còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của địa phương; việc nghiên cứu Khoa học–công nghệ còn bỏ ngỏ; việc chuyển giao Khoa học-công nghệ còn thiếu tính đồng bộ, thiếu gắn kết với kế hoạch hoạt động của các cấp các ngành; tiềm lực Khoa học-công nghệ, nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; đội ngũ trí thức trẻ chưa nghiên cứu, tư vấn, đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn vào nghiên cứu và chuyển giao hiệu quả các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào điều kiện thực tế địa phương. Hơn nữa, mức kinh phí đầu tư cho hoạt động Khoa học-công nghệ còn hạn chế. Đầu tư cho chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống, khuyến nông, khuyến lâm, thú y chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ cho công tác này thiếu về số lượng và kinh nghiệm. Chưa đầu tư nghiên cứu các mô hình sản xuất phù hợp với lợi thế của huyện. Đây là vấn đề khó khăn mà huyện Bác Ái cần tập trung giải quyết trong những năm tiếp theo./.

Vĩnh Phú
Tin mới